Trang chủ › Forums › CFA® program level II › CFA® level II – FRA › CFA2.FSA: translate revenue sang presentation currency; CRG153.48 million/14
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 4 tháng by Teaching Assistant.
CFA2.FSA: translate revenue sang presentation currency; CRG153.48 million/14
-
Teaching AssistantKeymaster
Học viên:
Cô ơi cho em hỏi câu này môn FSA với ạ. E thắc mắc phép tính thứ 2 CRG153.48 million/14.4810 này ạ. Nếu translate cái revenue sang presentation currency thì phải dùng average rate là 11.5823 chứ ạ?
Giảng viên: Câu hỏi ở nguồn nào đấy em? Cách đây gần 2 năm trên analyst forum cũng có người thắc mắc y hệt này,mà rất tiếc không có ai trả lời được 🙂
https://www.analystforum.com/t/reading-15-multinational-operations-question-30/137214
Học viên:Dạ em làm trên web của cfa luôn ạ. Vậy chắc key câu này sai r phải k ạa?
Giảng viên: em kiểm tra lại sách xem có nói gì về cái rate này không. Nếu cô không nhầm thì trong bài giảng chỉ nói tới đoạn điều chỉnh inflation thôi chứ không nói tiếp là sau đó nhân tỷ giá nào, thì tức là sách lúc đó chưa có đề cập.
Nhưng nếu dùng tư duy logic để suy thì tỷ giá current là hợp lý.
Thứ nhất, cần hiểu bản chất chuyển đổi tỷ giá của revenue tuy lý thuyết nói là “average” nhưng thực chất là tỷ giá tại thời điểm giao dịch đấy, nhưng do giả định dòng chảy revenue tuôn chảy đều đều cả năm nên nó mới thành average cho nhanh gọn, practical.
Thứ hai, lấy ví dụ VN bị hyperinflation, khiến đồng VN mất giá thảm hại: tỷ giá đô-đồng đầu năm là 1:1 (cứ ví dụ thế cho oách, sợ gì), cuối năm là 1:20K (và suốt năm thì cứ lạm phát tăng bao nhiêu thì tỷ giá bị tăng tương đương ngần đó- theo công thức Forward). Động tác điều chỉnh inflation là nhân doanh số VNĐ lên cao hơn, để đưa revenue về giá trị của đồng tiền vào thời điểm cuối năm. Ví dụ 1VND revenue vào đầu năm sẽ được điều chỉnh thành tương đương 20KVNĐ. Còn 20K VNĐ vào cuối năm sẽ vẫn là 20K. Tổng cộng sẽ có revenue là 40K VNĐ theo giá trị đồng tiền ở thời điểm cuối năm, chứ không phải 1+20K. Thì lúc này tỷ giá chuyển đổi dùng current rate 20K để ra $2 thì lại là hợp lý em ạ.
Học viên: Theo em hiểu cách giải thích của cô, thì họ sẽ chỉ adjust revenue đầu năm theo inflation (1VND revenue vào đầu năm sẽ được điều chỉnh thành tương đương 20KVNĐ) và cộng trực tiếp vào 20K VNĐ cuối năm để ra total revenue là 40K VNĐ, sau đó đem nhân vs current rate để translate phải ko ạ? Nhưng nếu đề bài chỉ cho 1 số revenue như đề bài (theo em hiểu là xuyên suốt cả năm như các bài bình thường khác) thì em nghĩ nhân vs current rate cũng k hợp lý lắm ạ
Nếu ý của đề bài như cô explain thì em nghĩ họ cũng phải cho note gì đó kỹ hơn xíu chứ ạ, tại vì cách tính revenue đó hình như trong sách cũng ko có nói đến ạ
Giảng viên: Nếu giả sử mỗi ngày revenue 1vnd thì 1 năm 365 ngày là 365 đồng, em điều chỉnh lạm phát thế nào?
365 vnd đó được coi là tương ứng CPI average. Em đưa nó về giá trị thấp tệ hại của đồng tiền cuối năm bằng cách nhân CPI cuối năm/ CPI average.
Con số em đạt được sau khi điều chỉnh như trên là giá trị của revenue vào thời điểm cuối năm hay trung bình?
Học viên: à vậy sau khi điều chỉnh bằng CPI trung bình thì giá trị revenue sẽ thành trung bình rồi ạ, sau đó nhân với current rate là hợp lý rồi ạa
Giảng viên: Con số trong bảng được coi là con số trên cơ sở trung bình (dòng chảy đều). Bài nào cũng vậy. Nếu để nguyên thì nhân tỷ giá trung bình là đúng. Nhưng nếu đã điều chỉnh hyperinflation thì là đưa về cuối năm, thì lại không còn là cơ sở trung bình nữa.
Ngoài ra cô vừa search được cái này: chrome-extension://oemmndcbldboiebfnladdacbdfmadadm/https://www.cpaaustralia.com.au/-/media/project/cpa/corporate/documents/tools-and-resources/financial-reporting/reporting-ifrsfactsheet-financial-reporting-in-hyperinflationary-economies.pdf?rev=fe682f4e36294d068b8e2cdab9be4de2
Có cái tóm tắt súc tích và cái kết luận đúng cái em hỏi:
Học viên: Dạ vâng em cảm ơn cô ạ. Em hiểu câu này rồi ạaa
Giảng viên: Câu hỏi rất khoai và rất hay
15/3/2023
You must be logged in to reply to this topic.