Học viên: Dạ cô ơi cho em hỏi, theo logic của em thì việc tăng lãi suất sẽ làm cho đồng tiền của mình sẽ hấp dẫn để đầu tư và có giá hơn. Ví dụ như đợt rồi Fed tăng ls FFER, và có lộ trình tiếp tục tăng thì khiến đồng $ mạnh lên, tỷ giá USD so với nhiều cặp tiền khác tăng lên, chỉ số DXY cũng tăng và USD/VND spot cũng tăng. Vậy tại sao trong thuyết interest rate parity thì lãi suất của ông nào cao hơn thì sẽ mất giá hơn so với đồng còn lại vậy ạ? Kiểu ls vnd mà cao hơn usd thì sẽ kéo FW cao hơn spot?
Giảng viên 1:Hello em, em hỏi cô nhưng thầy xin phép được tham gia vì thầy thấy nội dung giống môn Econ mà thầy phụ trách. Không biết em đã học video của môn này chưa?
Câu hỏi của em là một câu hỏi hay và khó, có sự kết nối giữa lý thuyết và thực tế. Không thể trả lời ngắn gọn vài dòng là hiểu. Nên em nghiền ngẫm và tìm cách trả lời các câu hỏi bên dưới:
Tăng lãi suất làm cho đồng tiền hấp dẫn hơn: Lãi suất gì? Thực hay danh nghĩa?
Tại sao theo IRP thì lãi suất cao hơn thì đồng tiền mất giá: Lãi suất gì? Thực hay danh nghĩa? Lý thuyết IRP có phải lúc nào cũng “hold” (đúng) trên thực tế hay không?
Học viên:Dạ e cảm ơn thầy. Em chưa học tới môn eco của thầy, này e học trong môn derivatives cô Phương dạy và so với kiến thức và thực tế hiện tại nên hơi thắc mắc. Vậy để sau khi e học xong môn eco và ngẫm về 2 câu hỏi gợi ý của thầy em quay lại sau ạ.
Giảng viên 2: Em làm cô nhớ lại thời tuổi trẻ 20 năm trước, cô cũng thắc mắc như em 🙂
Hiểu đơn giản thì lý thuyết IRP giả định lãi suất thực ở các quốc gia ngang bằng nhau, nên anh nào cao hơn thì chẳng qua là do lạm phát, nên cao là không tốt. Còn lại những vấn đề phức tạp cao cấp hơn nữa thì em đợi sang môn Econ.