Trang chủ › Forums › CFA® Program Level I › CFA® level I – FRA › CFA1.FRA: wages và depreciation, COGS, SG&A, income statement
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 2 năm by Teaching Assistant.
CFA1.FRA: wages và depreciation, COGS, SG&A, income statement
-
Teaching AssistantKeymaster
Học viên 1: Em thấy trong income statement, phần chi phí sẽ có mục wages và depreciation nhưng thực tế các bản báo cáo tài chính của các công ty e không thấy có mục này nên e có 2 câu hỏi:
- Mục wages có thể xem như là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong income statement của các công ty VN ko ạ?
- Depreciation không có trong income statement của các công ty có thể coi là thiếu không?=> kết quả net income bị sai?
Học viên 2: Mình hiểu như sau:(Thầy cô và các bạn góp ý thêm)
- Hiểu như cách của bạn OK. Wages là phần lương, thì nếu cty có lương BPBH & BPQL thì những phần này sẻ nằm trong chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong income statement. Nếu công ty sản xuất thì lương của công nhân trực tiếp sản xuất lại nằm trong COGs.
- Depreciation không có trong income statement của các công ty có thể coi là thiếu không? => KHÔNG
Kết quả NI không sai nếu doanh nghiệp đó không có TSCĐ (ví dụ: cty dịch vụ nhỏ như hãng bán vé máy bay thuê văn phòng để hoạt động và chỉ có 1, 2 bạn NV và 1, 2 chiếc máy tính và những máy tính k đủ lớn để cấu thành TSCĐ) thì mặc nhiên k có khấu hao.
P/S. mình bổ sùng thêm, đối với depreciation cũng tương tự nếu khấu hao may móc ttb trực tiếp sản xuất thì đưa vào giá vốn hàng bán COGs, và máy móc thiết bị cho BPQL, BPBH thì lần như mục 1.
Giảng viên: cô nhớ chắc chắn là cũng nói đâu đó trong bài giảng về việc này, có thể em học tiếp vài videos nữa sẽ thấy.
Những hạng mục trong sách là với mục đích học tập, cho dễ hiểu thôi. Còn thực tế wages và depreciation có thể vừa nằm trong COGS (nếu là lương công nhân trực tiếp sản xuất hoặc khấu hao máy móc trực tiếp dùng trong sản xuất) và nằm cả trong SG&A (nếu là lương/máy móc của bộ phận bán hàng, kế toán, quản lý…).
Học viên 1: Hi cám ơn cô và bạn.
E cũng xem một lượt bài giảng của cô nhưng vì khối lượng kiến thức lớn quá nên có một vài chi tiết em không hiểu lắm hoặc ko chú tâm để ý. Khi áp dụng thực tế mới thắc mắc ạ.
Giảng viên: À cô tưởng em mới học xong bài income statement. Ừ nghe giảng vài trăm giờ đồng hồ quên độ trăm giờ là bình thường:)
Có gì cứ hỏi hoặc confirm lại trên đây
Học viên 1: Em muốn hỏi thêm nếu wages bao gồm trong chi phí quản lý và COGS thì với phương pháp tính CFO trực tiếp từ dưới lên thì wage payables mình nên trừ vào chi phí quản lý hsy COGS ạ. Trừ vào cái nào thì sẽ cho mình hiểu nhiều vấn để về công ty hơn? Công ty em đang nói là công ty sản xuất mía đường ạ
Ah e nhầm tính cfo trực tiếp từ trên xuống
Giảng viên: Cô không hiểu ý em lắm. Pp trực tiếp thì đâu có wages payable đâu?
Hệ thống kế toán sẽ cho thông tin kỳ vừa rồi đã trả lương bao nhiêu.
Học viên 1:
Dạ trong mục tính cash wages thì lấy lương trừ đi lương phải trả.
Đây là phần ghi chép trong phương pháp direct của e. Con số tính toán thì hơi lung tung do em có nháp trong đó nhưng ý chính là cash wage sẽ bằng – wage + wage payables.
Vì wage e ko biết để trong mục chi phí quản lý hay cogs nên wage payable e cũng ko biết để trong mục nào
Giảng viên: À trong thực tế thì nhiều kế toán viên họ không biết công thức trên đâu. Mọi con số cash ra vào có từ hệ thống, rất rõ ràng, chả ai dùng công thức đó để tính cash wage cho pp direct cả. Tại cô tưởng em đang theo mạch thực tế.
Công thức trên chủ yếu là cho dân tài chính, chỉ access được bctc cuối cùng nên phải tự estimate, hoặc để làm DỰ PHÓNG tương lai, mà dự phóng thì lại ít khi tách wage ra riêng SX và QL mà hay gom lại thành 1 cục, và có thể có 1 dòng riêng rõ ràng như các mục trong sách. Tuỳ mục đích, nếu muốn chính xác thì forecast riêng lương SX với QL thôi.
Các bạn có thể học thêm khoá Financial Modeling để hiểu rõ về các pp dự phóng cho định giá. Rất bổ ích.
Còn kế toán cũng vậy, muốn chính xác bao nhiêu payable thuộc SX bao nhiêu thuộc QL thì chiều được hết, vì họ có dữ liệu nguồn.
Học viên 1: Dạ e cám ơn cô nhiều. Thực sự kiến thức CFA quá mới và rộng với em nên có gì lạ là em thấy không yên tâm. Sợ sai nên muốn hỏi lại cho chắc. Nhờ cô và các bạn giải đáp tận tình em thấy sáng tỏ ra nhiều. ?
Giảng viên: Dính đến cash thì kể cả các bạn làm tài chính lâu năm cũng mắc và e sợ nhiều lắm. Chúng mình cố gắng học nhưng cũng đừng tự ti quá khi ra cuộc đời nha 😉
(heart)
16/10/2021
You must be logged in to reply to this topic.