Trang chủ › Forums › CFA® Program Level I › CFA® level I – ALTERNATIVE INVESTMENT › CFA1.ALT: Roll yield và change in spot prices khác nhau? collateral yield ?
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 3 năm by Teaching Assistant.
CFA1.ALT: Roll yield và change in spot prices khác nhau? collateral yield ?
-
Teaching AssistantKeymaster
Q: Thầy chỉ giúp em chỗ này với ạ: sources of commodities futures returns: roll yield; collateral yield; change in spot prices -> roll yield và change in spot prices khác gì nhau ạ?
A: (Giảng viên) Định nghĩa của Roll Yield, em có thể xem tại đây: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Roll_yield
Changes in spot price thì dễ hiểu đúng không? Chỉ là chênh lệch giữa giá giao ngay
Roll yield có thể hiểu là phần chênh giữa giá giao sau của các hợp đồng futures có kì hạn khác nhau
Liên quan đến bài thi (môn Alternative level 1), có thể tham khảo câu 25 sách curriculum , họ hỏi
Thì đáp án sẽ là roll yield. Contango là thị trường có đặc điểm là giá futures lớn hơn giá giao ngay, giá futures có kì hạn dài cao hơn giá futures có kì hạn ngắn
Người ta đặt vấn đề roll yield là vì ở thị trường futures có thể chúng ta không thể matching được kì hạn, ví dụ cần hedge hợp đồng gà 12 tháng mà trên thị trường có mỗi hợp đồng 6 tháng thôi chẳng hạn, thì sẽ dùng hai hợp đồng 6 tháng liên tiếp nhau để hedge (cho nên mới gọi là roll, dân ngân hàng gọi tiếng Việt là tái tục đấy). Trong quá trình “roll” đấy thì có phát sinh các phần lãi, nên gọi là roll yield.
Tổng quát thì là như thế, còn chi tiết thì lvl2 CFA (hoặc chứng chỉ FRM) có giới thiệu rõ hơn, lvl1 thì họ bàn theo kiểu giới thiệu cho biết thôi 🙂 ai chưa hiểu kĩ thì cũng không sao
(Học viên) Thầy ơi em không hiểu chỗ định nghĩa collateral yield ạ, thầy có thể giải thích dùm em được không? em cảm ơn thầy
(Giảng viên) Collateral return is the return accruing to any margin held against a futures position and which is normally the U.S. T-bill rate.
Khi đầu tư vào futures, cả vị thế long hay short đều phải post (nộp) một khoản margin (initial margin và maintenance margin) để mở và duy trì vị thế của mình, việc này giúp cho sàn (clearinghouse) quản lý được rủi ro credit risk của mình và của các bên. Các khoản margin (kí quỹ) này sẽ được trả lại cho investor khi họ tất toán vị thế, và bởi vì vậy nên chúng ta cũng có thể gọi nó là collateral (tài sản thế chấp). Thông thường investor không post bằng tiền mặt, mà post dưới dạng US T-bill, nên phần “collateral” này sẽ sinh ra lãi, gọi là collateral yield.
Có một câu hỏi có liên quan đây, mọi người tham khảo:
CFA1.39. 5/11/2019
You must be logged in to reply to this topic.