Search
Generic filters
Exact matches only

CFA1.FRA: EPS

CFA1.FRA: EPS

  • Học viên 1: Mọi người ơi em đang học môn FRA nhưng bị khó hiểu ở phần EPS này, tại sao trong công thức ở bài mẫu lại nhân với 1.1 mà không phải 0.1 ạ? 

    Học viên 2: Đề bài có ghi là “On July 1, Johnson distributes a 10% stock dividend” nên nếu investor sở hữu 1 stock trước ngày 1/7 thì investor đó sẽ nhận được 10% stock dividend (hình thức trả dividend bằng stock thay vì trả tiền mặt – trong môn Equity sẽ giải thích rõ hơn) 

    => Với các stock được issue trước ngày 1/7 thì số lượng sẽ được nhân với 1.1. 

    Mình comment chút là lời giải của Schweser hơi rối vì không tách bạch rõ ràng các sự kiện ảnh hưởng đến số lượng stock outstanding, thể hiện ở ngay dòng đầu tiên khi tính Stock outstanding on Jan 1 lại nhân luôn với 1.1, trong khi stock dividend đến 1/7 mới được trả. 

    Cá nhân mình prefer cách của cô Phương là tách bạch từng sự kiện để không bị lẫn như sau: 

    1/1: Stock outstanding = 10,000 x 12/12 

    1/4: Stock issues = 4,000 x 9/12 = 3,000 => Stock outstanding = 10,000 + 3,000 = 13,000 

    1/7: Stock outstanding sau khi trả stock dividend = 13,000 * (1+10%) = 14,300 

    1/9: Stock repurchased = -3,000 x 4/12 = -1,000 

    Bạn xem clip cô dạy theo cách này xem có clear hơn không nhé! 

     

    Học viên 3: Hôm nay mình mới học đến đây và cũng có thắc mắc trong câu này. Mình cũng làm từng bước như cô Phương hướng dẫn trong video, tuy nhiên, ngày 1/7 khi công ty trả cổ tức, mình thắc mắc là lượng cổ phiếu dùng trả cổ tức này không được tính trọng số ạ? Vì mình nghĩ trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng là cách pha loãng cổ phiếu. Bạn giải thích thêm giúp mình với nhé. Mình cảm ơn! 

    Học viên 2: Liên quan đến ảnh hưởng của Stock split và Stock dividend đến EPS thì bạn xem kỹ Example 3 trong mindmap nhé. 

     Bản chất khi công ty trả stock dividend thì shareholders hay debtholders không hề góp thêm vốn (số miệng ăn không đổi), nhưng số lượng stock thì tăng lên tương tự như stock split. Cụ thể trong ví dụ trên thì tổng số cổ phiếu outstanding sẽ tăng lên 10% sau khi trả 10% stock dividend. 

     Bạn phân tích kỹ sẽ thấy là số lượng cổ phiếu trả dividend này CÓ được tính trọng số, thể hiện ở việc các stock được issues trước ngày 1/7 đã được nhân trọng số (như stock outstanding ngày 1/1 và stock issues ngày 1/4), nên khi có stock dividend thì chỉ cần x (1+10%) thì trọng số sẽ bao gồm trong đó hết. 

     Còn nếu bạn muốn thấy rõ hơn phần trọng số được nhân cho stock dividend thì bạn tham khảo lời giải của Schweser, trong đó họ tính riêng Stock outstanding 1/1 x tỷ lệ trả stock dividend x trọng số 12/12. Tuy nhiên như mình nói ở trên là mình không prefer cách làm này vì rất dễ bỏ sót sự kiện, hoặc sự kiện này dính vào sự kiện dẫn đến nhầm lẫn. 

     Ngoài ra việc trả dividend bằng cổ phiếu không hề pha loãng cổ phiếu bạn nhé, vì số lượng cổ đông sau khi trả stock dividend không hề thay đổi (số miệng ăn không đổi). Chỉ có Stock options, Stock warrants, Convertible debt, Preferred stock là Dilutive securities vì khi chuyển đổi thành cổ phiếu thì số miệng ăn sẽ tăng lên, dẫn đến Diluted EPS < Basic EPS. 

    Học viên 3: Cảm ơn bạn giải thích rất chi tiết. Mình có nhận thấy chỗ đã tính trọng số cho ngày 1/1 và 1/4, nhưng mình nghĩ khi trả cố tức bằng cổ phiếu ngày 1/7 thì phải nhân trọng số 6/12 cơ. 

    Phần giải thích về diluted securities mình đã hiểu ra rồi. Cảm ơn bạn nhiều! 

    Học viên 2: Trong curriculum và trong video cô giảng thì khi có stock dividend và stock split thì tất cả các stock outstanding trước ngày trả stock dividend và stock split đều được điều chỉnh theo tỷ lệ trả dividend và split. 

    Ví dụ, ngày 1/1 công ty có 100 cổ phiếu outstanding thì sau khi trả stock dividend 10% ngày 1/7, số lượng cổ phiếu outstanding là 110 cổ phiếu, đồng thời tất cả 110 cổ phiếu này sẽ nhân trọng số 12/12 căn cứ theo thời gian outstanding trong năm. 

    Nếu theo cách của bạn là 10 cổ phiếu dividend được nhân với trọng số 6/12 thì không khác gì với trường hợp 10 cổ phiếu được phát hành mới vào ngày 1/7. Tuy nhiên 2 trường hợp này là khác nhau, vì khi trả stock dividend hay stock split thì equity không đổi, số lượng cổ đông (số miệng ăn) không đổi và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông không đổi. Còn với phát hành cổ phiếu mới thì equity tăng lên, số lượng cổ đông (số miệng ăn) thay đổi và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông thay đổi. Vì sự khác biệt này nên cách tính trọng số trong weighted average of number of shares outstanding sẽ khác nhau. 

    Bạn xem giúp mình phần video cô giảng lần nữa để hiểu hơn nhé, nếu còn thắc mắc thì reply lại cho mình. 

    Học viên 3: Vậy mình đã bỏ sót chi tiết này ở video của cô rồi? Cảm ơn bạn rất rất nhiều!!!  

    15/12/2022 

Viewing 1 post (of 1 total)

You must be logged in to reply to this topic.

Skip to toolbar