Search
Generic filters
Exact matches only

CFA1.Econ: Stagflation

CFA1.Econ: Stagflation

  • Học viên 1: thầy cho em hỏi về Stagflation trong môn Econ với ạ. 

    – Như học trong video thì Stagflation do đường tổng cung dịch chuyển sang trái -> Price level tăng và GDP giảm. Sau đó, đường tổng cầu dịch trái -> Price level tăng 1 lần nữa và GDP trở về mức potential GDP. 

    – Như em đọc trong phần ghi chú này, thì Stagflation vẫn bị gây ra do đường cung dịch chuyển sang trái. Nhưng sau đó, đường cung sẽ lại dịch chuyển lại sang phải để trở về Equilibrium. 

    Vậy nên hiểu theo chiều hướng nào sẽ chính xác ạ, thầy giải thích giúp em ạ. Em cảm ơn ạ 

    Học viên 2: Bạn dẫn nguồn phần ghi chú bạn gửi được không? Mình đọc đến dòng cuối thì thấy có vấn đề vì khi Stagflation xảy ra thì SRAS giảm, dẫn đến Q giảm và P tăng. Vì P tăng nên wage và input price tăng mới đúng, chứ như note giải thích là giảm thì cũng không hợp lý lắm. Mình đọc Schweser thấy tương đồng phần giải thích của thầy nhé. 

    Học viên 1:Em xem xem notes của bên này: https://ift.world/booklets/economics-aggregate-output-prices-and-economic-growth-part4/ 

    Em làm bài tập trong curri thì cũng thấy là: Sau khi AS dịch chuyển sang trái, thì nên kình tế đình trệ gây áp lực lên giá & chính phủ không áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng -> đường cung cũng dịch chuyển sang phải trở về equilibrium. 

    Học viên 2: Đoạn này thì lại hơi khác đoạn ở trên 1 xíu, vì đoạn này liên quan đến việc can thiệp của Chính sách tài khóa hay tiền tệ khi Stagflation. Vì Stagflation xảy ra sẽ dẫn đến Q giảm, Unemployment tăng nhưng P lại tăng. Do đó Chính phủ hay Central bank sẽ khó khăn khi phải balance giữa lạm phát và thất nghiệp. Cụ thể ví dụ giảm lãi suất để kích cầu và giảm thất nghiệp thì lại càng tăng P khiến lạm phát leo thang, chưa kể là policy rate, 1 công cụ của Monetary policy, cũng ko thể giảm quá 0%. Vì vậy, trong trường hợp Stagflation thì Gov và Central bank sẽ để cho nền kinh tế tự điều chỉnh. Và dĩ nhiên là trong long-term thì Q sẽ trở lại mức cân bằng ở Q* rồi, nên giải thích trong Curri như bạn chụp ko có gì sai cả. 

    Mình chỉ ko hiểu cái đoạn note ở trên thôi, vì nếu đoạn đó dễ gây hiểu sai khác so với thầy dạy. 

    Giảng viên: Mô hình AD-AS kinh điển thuộc trường phái Neoclassical, sau đó được các trường phái khác developed thêm. Mô hình em screenshot có 2 bước:  

    1) SRAS shifts to the left, tạo ra lạm phát (-flation) và đình trệ (stag-), có thể gọi là đình lạm cũng được (stagflation) 

    2) Nền kinh tế tự cân bằng về vị trí GDP potential 

    Theo lập luận của Keynes thì:  

    1) AD shifts to right là điều khó xảy ra, cần intervention của policy makers 

    2) Nếu thực sự AD có shifts to right thì cũng là trong dài hạn. Trong khi những problem trong ngắn hạn vẫn cần được giải quyết. Một câu nói rất nổi tiếng của Keynes là: In the long run we are all dead. 

    3) Stagflation là một hiện tượng… rất xấu, hiện chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục. Giải pháp duy nhất để trị stagflation là… ngăn cho nó đừng xảy ra. 

    Còn thắc mắc của em nên được diễn đạt là: làm thế nào để từ trạng thái stagflation trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn? Hướng nào mới đúng?  

    Câu trả lời là: Hướng nào cũng đúng 

    Như hình vẽ của sách thì theo hướng AD shifts to right 

    22/9/2022 

Viewing 1 post (of 1 total)

You must be logged in to reply to this topic.

Skip to toolbar