Trang chủ › Forums › CFA® Program Level I › CFA® level I – QUANTITATIVE › CFA1.Quant: Time weight chịu ảnh hưởng bởi the timing of cash flow ?
- This topic has 0 replies, 1 voice, and was last updated 3 năm by Teaching Assistant.
CFA1.Quant: Time weight chịu ảnh hưởng bởi the timing of cash flow ?
-
Teaching AssistantKeymaster
Học viên 1: Sao câu này đáp án C vậy cô? Em thấy đáp án A có vẻ đúng
Giảng viên: Đọc kỹ đề bài “least likely” em nhé
Học viên 1: Em nghĩ time weight thì chịu ảnh hưởng bởi the timing of cash flow đúng ko cô?
Nên đáp án A ko chịu ảnh hưởng bởi the timing of cash flow là ko đúng, nên chọn AHọc viên 2: Em nghĩ đáp án C nói money weighted return. Còn đáp án A, nói TWR k chịu ảnh hưởng bởi timing of CF là đúng vì theo công thức TWR tính dựa trên geometric mean return ( % lợi nhuận trung bình)?
Giảng viên: Lộn rồi em (HV1). Money weighted mới chịu ảnh hưởng của Cash flow. Time weighted không bị ảnh hưởng của cash flow, mua thêm bán bớt bao nhiêu thì TWR cũng vẫn thế, nó chỉ chịu ảnh hưởng của việc mình chọn thời gian tính thôi, ví dụ là yearly hay daily…
Học viên 1:Cô ơi, em thấy TWR chịu ảnh hưởng bởi cổ tức trả vào các thời điểm, cái đó ko gọi là timing of cash flow ạ?
Giảng viên: Có lẽ tốt nhất là các bạn quên chữ “time” trong khái niệm TWR đi cho đơn giản, vì chúng ta mới học nên chưa đủ trải nghiệm để ngấm hết. Vì nếu cứ quy chữ time này về time of cash flow và từ đó suy luận ra là TWR bị ảnh hưởng bởi cash thì sẽ không bao giờ phân biệt được TWR và MWR. Trọn đời sẽ không bao giờ thấy khác.
Trước hết đọc thật kỹ ví dụ cô cho trong bài giảng để thấy sự khác biệt giữa 2 khái niệm này và tại sao MUA THÊM (bỏ tiền ra) hay BÁN BỚT (nhận tiền về) BAO NHIÊU CỔ PHIẾU THÌ TWR CŨNG VẪN THẾ. Đọc và ngẫm đi ngẫm lại phần chữ to này 10-100 lần.
Khi nào gần đi thi thì mình quay lại bàn tiếp về chữ time này được không? Lúc đó các bạn đã có một khoảng thời gian tư duy, trải nghiệm với nhiều thể loại tính toán rồi thì sẽ dễ tư duy rạch ròi hơn
Có nhiều người lập mô hình theo dõi return per day thay vì per year như bài toán của chúng ta thì cổ tức trả ngày nào cũng không thành vấn đề nữa.
Còn việc trả cổ tức thì bài toán lý thuyết ở đây giả định đơn giản thế này thôi: giả định em mua cổ phiếu ngày 28/4/2020, thì đúng 1 năm sau, ngày 28/4/2021 sẽ được trả cổ tức $2. Để đơn giản hóa vấn đề. Nếu cổ tức $2 đó trả vào ngày 10/1/2020 chẳng hạn thì cứ coi như là sau 1 năm tổng kết lại thì trong túi ta vẫn có thêm $2 cổ tức cho 1 năm đó (ignore time value từ 10/1 tới 28/4 đi). Còn nếu thích thì các bạn có thể tính thêm time value cho $2 thành, chẳng hạn $2.08 thì lại trở về bài toán ban đầu với dòng tiền cổ tức là $2.08 ở thời điểm sau 1 năm thay vì $2. Không ảnh hưởng gì tới nguyên tắc tính toán cả.
Nếu tính return per day thì compounding sẽ nhiều hơn nên khi annualize sẽ được return cao hơn so với compounding theo năm. Cho nên cái return dù không bị ảnh hưởng bởi quyết định mua thêm bán bớt (cash flow) nhưng người ta gọi nó là time-weighted là vì thế
Học viên 1: Em cám ơn cô ạ. Em hiểu sự khác nhau của 2 khái niệm time weighted và money weighted. Cái mà em không rõ là nghĩa của cụm từ “timing of cash flow”, em dùng google translate mà dịch không thoát ý
Giảng viên: Nếu nói đúng ra thì cái gì cũng dính tới time và cash hết, nên các bạn hay bị lấn cấn chỗ này. Timing of cash flow thì từ quan trọng là timing rồi, cash flow chỉ là phụ thôi nên em thấy câu “TWR không phụ thuộc vào timing” là sai thì cũng phải. Trong trường hợp kiểu thế này, cứ thấy câu nào sai hơn thì chọn nhé 🙂
Học viên1: Em cám ơn cô nhiều ạ.
CFA1.41 29/4/2020
You must be logged in to reply to this topic.